Cập nhật về quy định PCCC đối với văn phòng (mới nhất)

Cập nhật: 2024-09-10 11:25:29

4.4/5 - 12 Bình chọn - 16575 xem

Quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại doanh nghiệp là một vấn đề luôn luôn được quan tâm nhiều nhất. Hầu hết doanh nghiệp và startup đều có văn phòng tại các tòa nhà cao tầng đông người. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với nguy cơ cháy nổ cao. Ngoài ra, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy chuẩn là điều bắt buộc khi đăng ký kinh doanh. Cùng tìm hiểu những yếu tố quan trọng trong quy định về PCCC mới nhất tại địa điểm làm việc trước khi đặt văn phòng.

Quy định về phòng cháy chữa cháy
Tiêu chuẩn PCCC tại tòa nhà văn phòng

I. Quy định về PCCC tại tòa nhà văn phòng là gì?

Hiện nay, quy định về phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà văn phòng tại Việt Nam được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ và rõ ràng. Dưới đây là một số văn bản quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ:

  • Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10Luật sửa đổi bổ sung số 40/2013/QH13: Đây là văn bản luật cơ bản quy định về trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của tất cả các cơ sở, bao gồm tòa nhà văn phòng. Luật này nêu rõ các yêu cầu về việc lắp đặt hệ thống PCCC, quản lý an toàn và trách nhiệm của các bên liên quan.
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP: Đây là nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật PCCC. Nghị định này quy định cụ thể về các điều kiện an toàn, yêu cầu về hệ thống PCCC, cũng như việc tổ chức huấn luyện và diễn tập PCCC định kỳ.
  • Thông tư số 66/2014/TT-BCA: Thông tư này quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thiết kế, thi công và vận hành hệ thống PCCC cho các công trình xây dựng, trong đó có các tòa nhà văn phòng. Thông tư này còn nêu rõ về các biện pháp kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống PCCC nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cao nhất.
  • Ngoài ra, các quy chuẩn quốc gia như QCVN 06:2021/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình, TCVN 3890:2009 về trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn cụ thể về mặt kỹ thuật.

Để hiểu rõ hơn về các quy định pháp lý, bạn có thể tham khảo thêm tại các trang web chính thức của Bộ Công an hoặc Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn, cứu hộ. Trong trường hợp của các tòa nhà cao tầng, việc có hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) hoàn chỉnh là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn tối đa. Đặc biệt, đối với các văn phòng ở những tòa nhà cao tầng này, công tác phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp đã trở thành điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp hoặc công ty thuê văn phòng có thể xin giấy phép đăng ký kinh doanh một cách hợp pháp.

Dưới đây là các quy định mới nhất về PCCC tại tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp.

1. Trang bị cho tòa nhà – văn phòng hệ thống báo cháy tự động

Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp
Các thiết bị PCCC bắt buộc tại tòa nhà văn phòng

Theo quy định về phòng cháy chữa cháy áp dụng cho các tòa nhà văn phòng cao tầng, việc trang bị hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt. Hệ thống báo cháy này cần đáp ứng một số điều kiện quan trọng sau đây:

  • Có khả năng phát hiện đám cháy trong thời gian ngắn.
  • Truyền tín hiệu một cách chính xác và đáng tin cậy.
  • Bộ máy báo cháy tự động phải đạt mức độ tin cậy cao.

Nếu tòa nhà được trang bị hệ thống báo cháy kết nối tự động với hệ thống chữa cháy, ngoài việc phát hiện đám cháy nhanh chóng, hệ thống này cũng phải có khả năng điều khiển hoạt động chữa cháy đúng thời điểm.

Chủ đầu tư cần tiến hành kiểm duyệt khả năng hoạt động của hệ thống ít nhất 2 lần/năm và thực hiện bảo dưỡng định kỳ hệ thống này 2 lần/năm để đảm bảo rằng bộ máy hoạt động tốt nhất. Tất cả các yêu cầu đối với hệ thống báo cháy tự động trong tòa nhà/văn phòng phải tuân thủ đúng theo quy định về phòng cháy chữa cháy của Việt Nam TCVN 3890:2009.

2. Trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động

Các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động theo quy định về phòng cháy chữa cháy cụ thể tại Phụ lục A của TCVN 3890:2021. Chất chữa cháy sử dụng trong hệ thống chữa cháy tự động có hiệu quả chữa cháy phù hợp với loại đám cháy của khu vực bảo vệ theo quy định tại Điều 4.3 và phù hợp với yêu cầu cần bảo vệ. 

Khi bố trí lắp đặt hệ thống, thiết bị chữa cháy tự động mà chất chữa cháy có nguy hiểm cho người phải tính toán thời gian thoát nạn, đảm bảo cho người cuối cùng thoát ra khỏi căn phòng hoặc vùng cần bảo vệ trước khi hệ thống tự động xả chất chữa cháy. 

Hệ thống chữa cháy tự động trang bị tại khu vực lối thoát nạn trong nhà, công trình phải đảm bảo yêu cầu quy định tại 5.3.3 và các tiêu chuẩn khác có liên quan. Cho phép trang bị hệ thống chữa cháy tự động dạng đóng gói thay thế hệ thống sprinkler đối với nhà và công trình được quy định tại Phụ lục B.

3. Trang bị đầy đủ bình chữa cháy cho tòa nhà – văn phòng làm việc

Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp
Bình chữa cháy luôn được trang bị tại mọi khu vực

Công tác phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp bước đầu tiên là phải trang bị bình chữa cháy và cần được phân bố với mật độ 100 – 150m2/bình tùy theo mức độ nguy hiểm của khu vực, đặc biệt trong những nơi có tiềm năng cháy nổ. 

Bình chữa cháy được bố trí theo quy định về PCCC mới nhất và thiết kế, ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và nên có màu đỏ, trường hợp khó nhận biết có thể sử dụng các chỉ dẫn vị trí và theo các quy định tại Điều 5  TCVN 7435-1. 

Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ trừ trường hợp để trong kho dự trữ theo quy định về PCCC mới nhất tại 5.1.1.5. Bên cạnh đó bình chữa cháy phải luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức. Bình thường, các bình chữa cháy phải được bố trí:

  • Ở các vị trí dễ thấy, dễ lấy.
  • Nơi mà những người theo đường thoát hiểm sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng.
  • Phù hợp nhất, gần lối ra vào phòng, cầu thang, hành lang và lối đi.
  • Ở các vị trí tương tự trên mỗi tầng, nơi các tầng có bề ngoài giống nhau.

Theo quy định về phòng cháy chữa cháy thì đối với bình chữa cháy đám cháy: chất lỏng và chất rắn hóa lỏng, kim loại, đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng và đám cháy liên quan đến điện phải đặt tại nơi dễ dàng sử dụng khi đám cháy được phát hiện phù hợp với người sử dụng không được đào tạo về việc lựa chọn và sử dụng các loại bình chữa cháy. 

Không đặt các bình chữa cháy xách tay ở các khu vực, vị trí sau:

  • Khi đám cháy tiềm ẩn có thể ngăn cản việc tiếp cận chúng
  • Phía trên hoặc gần các thiết bị sưởi ấm
  • Ở những vị trí khuất sau cửa ra vào, trong tủ hoặc hốc sâu
  • Nơi chúng có thể gây cản trở lối ra
  • Ở các vị trí trong phòng hoặc hành lang cách xa lối ra trừ khi chúng cần thiết để che một mối nguy hiểm cụ thể
  • Nơi chúng có thể bị hỏng do các hoạt động thường ngày
  • Bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy có bánh xe phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được quy định tại TCVN 7026, TCVN 7027. Các bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo phải phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng TCVN 12314-1.

Tùy vào điều kiện của cơ sở, có thể lắp đặt ở mặt tường hoặc treo trên trần nhà, với chiều cao thích hợp sao cho đảm bảo diện tích bảo vệ hữu hiệu theo công bố của nhà sản xuất. Nếu lắp đặt bằng cách treo lên trần nhà, phải đảm bảo khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần nhà là không quá 40cm. 

Các bình chữa cháy tự động kích hoạt - bình bột loại treo được phép trang bị tại nhà hàng (khu vực bếp), các phòng nồi hơi, giặt là có diện tích không quá 100m2. Nếu lắp đặt tại khu vực có diện tích trên 100m2 thì nên phân chia thành các khu vực có diện tích đến 100m2 bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy. 

Chất chữa cháy sử dụng trong bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải là các khí chữa cháy quy định tại bảng 1 TCVN 7161-1 hoặc sol khí. 

4. Bố trí mặt bằng văn phòng phù hợp với quy định về phòng cháy chữa cháy

Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp
Mặt bằng văn phòng phải đáp ứng các tiêu chí PCCC

Tòa nhà văn phòng cao tầng cần tuân thủ các yêu cầu về khoảng cách và quy định về phòng cháy chữa cháy an toàn theo TCVN 2622:1995. Đồng thời, tòa nhà phải có diện tích trống trước các lối thoát ở tầng 1 (tầng trệt) để đảm bảo an toàn khi cần phải sơ tán.

Cho phép không lắp đăt hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ gian phòng, khi trong gian phòng này được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động và tất cả các thiết bị điện, điện tử (bao gồm cả thiết bị của hệ thống kiểm soát quy trình tự động) được bảo vệ bởi các thiết bị chữa cháy cục bộ. 

Đồng thời, việc bảo vệ các đường cáp trong các gian phòng này có thể được thực hiện bằng các phương pháp xây dựng, và khi chúng ở phía sau trần treo hoặc giữa sàn đôi thì thực hiện theo quy định tại Mục 10, Bảng 2 phụ lục này. Để bảo vệ các gian phòng này, hệ thống chữa cháy tự động không gây hư hỏng hoặc trục trặc cho thiết bị trong trường hợp kích hoạt sai. 

Trường hợp tòa nhà kết hợp với khu trung tâm thương mại, cần cách ly các mặt bằng bằng tường và sàn không cháy để đáp ứng giới hạn chịu lửa ít nhất 45 phút.

5. Trang bị, bố trí phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ, mặt nạ lọc độc và mặt nạ phòng độc cách ly.

Cần phải trang bị mặt nạ lọc độc và mặt nạ phòng độc cách ly được quy định tại Phụ lục H. Đối với các nhà, công trình khác: Chung cư, bệnh viện, văn phòng, nhà hát, rạp chiếu phim... khuyến khích việc trang bị mặt nạ lọc độc. 

Các tòa nhà và công trình phải trang bị phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ được quy định tại Phụ lục G. Bên cạnh đó các phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ trang bị cho nhà và công trình được bố trí tại khu vực thường trực về phòng cháy và chữa cháy. 

Mặt nạ lọc độc trang bị cho nhà và công trình được bố trí tại các tủ phương tiện trên
hành lang thoát nạn từng tầng, mặt nạ phòng độc cách ly được bố trí tại phòng trực điều khiển chống cháy tại vị trí dễ thấy, dễ lấy và đảm bảo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Mặt nạ lọc độc phải có các bộ lọc đáp ứng yêu cầu theo quy định tại EN 14387 và EN 404. Mặt nạ phòng độc cách ly phải có mặt trùm toàn bộ khuôn mặt đáp ứng yêu cầu quy định tại TCVN 13332.

6. Trang bị, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn; hệ thống loa truyền thanh và điều khiển thoát nạn

Cần phải trang bị, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn. Bên cạnh đó, việc lựa chọn bố trí đối với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác có liên quan. 

Nhà và công trình phải trang bị hệ thống loa cảnh báo cháy và điều khiển thoát nạn được quy định tại Phụ lục I. bảo đảm mọi người trong căn hộ có thể nghe rõ thông báo, hướng dẫn khi có sự cố. 

Tín hiệu âm thanh của hệ thống loa cảnh báo cháy và điều khiển thoát nạn phải đảm bảo mức âm thanh tổng thể (mức âm thanh của tiếng ồn thường xuyên cùng với âm thanh từ các tín hiệu cảnh báo tạo ra) không thấp hơn 75 dBA ở khoảng cách 3 m từ tín hiệu cảnh báo, nhưng không quá 120 dBA ở bất kỳ vị trí nào trong phòng được bảo vệ. 

  • Thiết bị loa cảnh báo cháy và điều khiển thoát nạn gắn trên tường phải được bố trí sao cho phần trên của chúng cách mặt sàn ít nhất 2,3 m và cách trần tối thiểu phải là 0,15 m. 
  • Trong các phòng được bảo vệ, nơi có người ở trong các thiết bị chống ồn, cũng như trong các phòng có mức ồn trên 95 dBA, hệ thống loa cảnh báo cháy và điều khiển thoát nạn phải kết hợp với cảnh báo bằng ánh sáng. Việc sử dụng thiết bị cảnh báo nhấp nháy bằng ánh sáng được cho phép. 
  • Thiết bị loa cảnh báo và chỉ dẫn thoát nạn bằng giọng nói phải phát ra âm thanh có tần số trong dải từ 200 đến 5000 Hz. 
  • Số lượng thiết bị loa cảnh báo và chỉ dẫn thoát nạn bằng giọng nói, cách bố trí và công suất của chúng phải đảm bảo mức âm thanh ở tất cả khu vực để ở phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn này.

7. Trang bị hệ thống cửa chắc chắn

Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp
Thiết kế lối thoát hiểm tại mỗi tầng

Các cửa thoát hiểm trong tòa nhà, bao gồm cửa hành lang, phòng chờ và sảnh, phải luôn có khả năng mở tự do từ bên trong mà không cần sử dụng chìa khóa. Đối với các tòa nhà cao tầng có chiều cao từ 15m trở lên, cửa thoát hiểm phải theo quy định về phòng cháy chữa cháy và nên được làm bằng vật liệu cửa đặc hoặc kính cường lực để đảm bảo tính an toàn.

Trong trường hợp của buồng thang bộ, cửa ra vào phải có cơ chế tự đóng và khe cửa cần được chèn kín. Các cửa ở bên trong buồng thang bộ có khả năng mở ra bên ngoài không cần phải tự đóng và không yêu cầu phải chèn kín khe cửa.

Cửa thoát hiểm trong các phòng hay hành lang cần được trang bị cửa đặc có khả năng tự đóng và khe cửa được thiết kế để đóng chặt. Các loại cửa này phải luôn thiết kế đúng luật phòng cháy chữa cháy mới nhất để có thể mở trong thời gian sử dụng và tự động đóng lại trong trường hợp có đám cháy xảy ra để đảm bảo an toàn.

8. Thiết kế từ tối thiểu 2 họng nước và bố trí ở các điểm cố định đảm bảo đúng quy định về PCCC

Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp
Các tòa nhà phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy

Các tòa nhà và công trình phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy được quy định tại Phụ lục C.  Đối với nhóm nhà và công trình phải trang bị họng nước chữa cháy trong nhà theo tiêu chuẩn này mà số lượng, lưu lượng của họng nước chữa cháy không được quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành thì yêu cầu tối thiểu 02 họng có lưu lượng mỗi họng 2,5 l/s. 

Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình trong các nhà sản xuất, kho tàng có mức nguy hiểm cháy cao, nhà và công trình có chiều cao từ 25m trở lên, phải thường xuyên có nước được duy trì ở áp suất đảm bảo yêu cầu chữa cháy. 

Cho phép trang bị họng chữa cháy trong nhà dạng đóng gói (Package) sử dụng nước hoặc nước pha chất phụ gia để thay thế họng nước chữa cháy trong nhà cho nhà và công trình được quy định tại Phụ lục D. 

Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải được trang bị tại khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khách; nhà và công trình được quy định tại Phụ lục E. 

Cho phép kết hợp hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà với hệ thống cấp nước sinh hoạt hoặc cấp nước công nghiệp. Hệ thống cấp nước ngoài nhà của một công trình khi tính toán được phép tính chung với các bể nước của các công trình lân cận, nguồn nước tự nhiên và trụ nước chữa cháy với bán kính phục vụ không lớn hơn 200m. 

Mỗi hệ thống chữa cháy phải được trang bị van khóa, lăng phun nước và cuộn vòi mềm có chiều dài phù hợp theo tính toán của nhà thiết kế, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quy định về phòng cháy chữa cháy đối với văn phòng

9. Cần thiết kế tối thiểu 2 lối thoát hiểm cho tòa nhà văn phòng

Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp
Các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp cần có ít nhất 2 lối thoát hiểm theo quy định

Các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp cần có ít nhất 2 lối thoát hiểm theo quy định về phòng cháy chữa cháy tại TCVN 3890:2021 để đảm bảo an toàn cho tất cả nhân viên và khách hàng làm việc tại đó.

Để trang bị hệ thống chữa cháy tự động (tùy thuộc vào các đặc điểm tải trọng cháy) áp dụng cho các không gian phía trên trần treo của các nhà (gian phòng) được bảo vệ hoàn toàn bởi hệ thống chữa cháy tự động:

  • Hành lang thoát nạn, hội trường, tiền sảnh;
  • Gian phòng có từ 50 người trở lên;
  • Các nhà (gian phòng) cấp nguy hiểm cháy theo công năng.

Hiện nay, chỉ có các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy và được cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy theo quy định mới có thể xin giấy phép đăng ký kinh doanh.

II. Những nội quy an toàn khi thiết kế PCCC cao ốc văn phòng

Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp

- Tất cả cán bộ, nhân viên và khách hàng đến công ty đều chịu trách nhiệm và chấp hành đúng về quy định về phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp/ tại văn phòng.

- Để bảo vệ tính mạng và tài sản, công ty nghiêm cấm các hành động sau:

  • Không sử dụng ngọn lửa trần hoặc hút thuốc trong các khu vực cấm lửa hoặc sản xuất.
  • Không thực hiện câu móc hoặc sử dụng điện không đúng quy định.
  • Không dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.
  • Không thay cầu chì bằng dây đồng hoặc dây bạc.
  • Tránh để các vật dễ cháy gần các thiết bị điện quan trọng như cầu chì, táp lô điện và đường dây dẫn điện.
  • Không thiết lập bàn thờ trong văn phòng làm việc.

- Khi kết thúc giờ làm việc, mọi người phải kiểm tra và tắt đèn và quạt trước khi rời khỏi nơi làm việc, đồng thời đảm bảo rằng tất cả thiết bị điện đã được tắt hoàn toàn.

- Vật tư và hàng hóa trong kho cần được sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ. Chúng cần được xếp thành từng loại để dễ dàng kiểm tra và xử lý trong trường hợp có sự cố cháy nổ.

- Tránh để các vật cản trở trên các lối thoát, đặc biệt là nơi đặt bình chữa cháy cần dễ thấy và tiện lợi sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

- Hút thuốc chỉ được thực hiện ở nơi quy định và phải loại bỏ tàn thuốc đúng quy định.

Ví dụ, hút thuốc không đúng nơi trong môi trường có nguy cơ cháy nổ có thể gây ra sự cố cháy hoặc nổ rất nghiêm trọng.

- Kiểm định thiết bị pccc thường xuyên và cần được bảo dưỡng để đảm bảo hoạt động tốt nhất.

Ví dụ: nếu thiết bị PCCC không được kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng, điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Trong trường hợp xảy ra cháy hoặc sự cố khẩn cấp, thiết bị PCCC có thể không hoạt động hiệu quả hoặc thậm chí không hoạt động, gây ra nguy cơ lớn cho tính mạng và tài sản của mọi người trong tòa nhà hoặc khu vực đó.

- Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho tất cả nhân viên và tài sản của công ty.

III. Quy trình kiểm tra và bảo trì hệ thống PCCC

Để đảm bảo rằng hệ thống PCCC luôn hoạt động tốt trong mọi tình huống, việc kiểm tra và bảo trì định kỳ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về tần suất và quy trình kiểm tra, bảo trì hệ thống PCCC trong tòa nhà văn phòng.

1. Tần suất kiểm tra hệ thống PCCC:

Hệ thống PCCC cần được kiểm tra định kỳ theo các quy định pháp luật hiện hành. Các tần suất kiểm tra cơ bản bao gồm:

  • Bình cứu hỏa: Phải được kiểm tra hàng tháng để đảm bảo áp suất và tình trạng hoạt động. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì, bình cần được bảo trì hoặc thay thế ngay lập tức.
  • Hệ thống báo cháy tự động: Cần được kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo rằng các cảm biến khói và còi báo cháy vẫn hoạt động chính xác.
  • Vòi phun nước tự động: Cần được kiểm tra mỗi năm một lần. Việc kiểm tra bao gồm thử nghiệm hệ thống để đảm bảo rằng tất cả các vòi phun đều hoạt động và không bị tắc nghẽn.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng có thể yêu cầu kiểm tra đột xuất để đảm bảo rằng tòa nhà của bạn luôn tuân thủ các tiêu chuẩn PCCC.

2. Quy trình kiểm tra và bảo trì hệ thống PCCC

Việc kiểm tra và bảo trì hệ thống PCCC nên được thực hiện bởi các kỹ sư chuyên nghiệp hoặc đơn vị chuyên trách về PCCC. Quy trình kiểm tra thường bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra bình cứu hỏa: Kỹ sư sẽ kiểm tra tình trạng của từng bình cứu hỏa, bao gồm việc đo áp suất và kiểm tra van xả. Nếu bình không còn đủ áp suất hoặc đã hết hạn sử dụng, chúng sẽ được thay thế hoặc nạp lại.
  • Kiểm tra hệ thống báo cháy tự động: Các cảm biến khói và nhiệt sẽ được kiểm tra bằng cách mô phỏng tình huống cháy để đảm bảo rằng hệ thống có thể phát hiện khói hoặc nhiệt độ cao và kích hoạt còi báo động. Nếu phát hiện bất kỳ cảm biến nào không hoạt động, cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế ngay lập tức.
  • Kiểm tra vòi phun nước tự động: Kỹ sư sẽ thử nghiệm hệ thống phun nước bằng cách kiểm tra áp suất nước, đường ống và đảm bảo rằng tất cả các vòi phun đều hoạt động khi cần thiết. Hệ thống cần được làm sạch định kỳ để tránh tình trạng tắc nghẽn do bụi bẩn.

Kết luận:

Tóm lại, để đảm bảo an toàn, vai trò của con người là rất quan trọng. Điều quan trọng nhất là phải thường xuyên thực hiện ý thức chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy một cách nghiêm túc.

Tiêu chuẩn PCCC tại các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp
Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp.

Trên đây là thông tin được tổng hợp bởi Công ty Office Saigon - Đơn vị cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Nếu quý khách có nhu cầu tìm thuê văn phòng có vị trí đẹp phù hợp với ngân sách và tiết kiệm thời gian... xin vui lòng liên hệ với hotline 0987 11 00 11 để được tư vấn miễn phí. 

CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn
Khi bạn có nhu cầu cần thuê văn phòng trọn gói tại HCM, liên hệ tại https://www.officesaigon.vn/thue-van-phong-tron-goi.html

Share this
Henry Nguyễn Office Saigon

Kinh nghiệm chuyên môn

Ông Henry Nguyen ( Nguyễn Thanh Trà) là một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn văn phòng cho thuê với 15 năm kinh nghiệm làm việc, với các môi trường trong và ngoài nước như: JLL, CW, Savills, VNREAL.. Những kiến thức về chuyên môn của ông được tôi luyện suốt 15 năm này đã khẳng định ông là một trong những chuyên gia nắm vững thị trường, am hiểu sâu sắc các kiến thức chuyên môn cũng như thấu hiểu được mong muốn của khách hàng tìm thuê văn phòng.

Với 10 năm trực tiếp tư vấn, ông Henry Nguyen đã hỗ trợ 556 doanh nghiệp tìm được văn phòng với sự hài lòng tuyệt đối vì luôn đặt cái tâm vào mỗi việc ông làm.

Với 5 năm quản lý vận hành Office Saigon, đội ngũ chuyên viên tư vấn hiện tại 45 người được ông trực tiếp đào tạo đã hỗ trợ 6320 doanh nghiệp được được văn phòng khắp các quận tại TP.HCM. Đây cũng là đánh dấu sự thành công của ông trong việc truyền tải được kinh nghiệm và kiến thúc của mình cho đội ngũ kế thừa.

Câu nói truyền cảm hứng

"Làm việc mà chỉ nghĩ đến tiền, tâm bạn sẽ bất an. Làm việc mà nghĩ tới việc trao đi giá trị bạn sẽ có niềm vui trong công việc và có được rất nhiều tiền." - Henry Nguyen

Theo dõi

Facebook Linkedin Twitter