Quy trình thành lập Công ty Cổ phần
Cập nhật: 2024-10-07 11:07:12
Công ty Cổ phần là gì?
Công ty Cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.
Theo quy định tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty Cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:
✅ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
✅ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
✅ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
✅ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp.
✅ Công ty Cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
✅ Công ty Cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Ưu điểm và nhược điểm khi thành lập Công ty Cổ phần
⭐ Ưu điểm ⭐
✍ Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty.
✍ Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần.
✍ Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần.
✍ Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
⭐ Nhược điểm ⭐
✍ Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp.
✍ Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém.
✍ Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.
✍ Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.
Cần chuẩn bị gì để thành lập Công ty Cổ phần?
Để thành lập Công ty Cổ phần, cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết sau đây:
✅ Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
✅ Điều lệ Công ty.
✅ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
✅ Bản sao y hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân.
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tổ chức.
Mẫu đơn đề nghị đăng ký thành lập Công ty Cổ phần.
4 bước đơn giản thành lập Công ty Cổ phần
✍ Bước 1: Tiếp nhận thông tin và soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
Các thông tin quan trọng cần lưu ý đối với việc thành lập công ty cổ phần:
- Tên công ty và cách đặt tên công ty chính xác, đẹp, dễ nhớ.
- Ngành nghề kinh doanh đăng ký. Lưu ý ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Trụ sở địa chỉ công ty phải chính xác số nhà, ngõ, tên đường, xã phường, quận huyện, tỉnh, thành phố.
- Vốn điều lệ tối thiểu của một số ngành nghề hay còn gọi là vốn pháp định.
✍ Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần hoặc người được ủy quyền kê khai, nộp hồ sơ thành lập công ty Cổ phần trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trả thông báo (Phiếu hẹn kết quả) qua email.
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết hồ sơ đến doanh nghiệp qua email trong thời hạn 03 ngày.
✍ Bước 3: Nộp hồ sơ trực tiếp
Nếu nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ từ Bước 2, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh.
Đồng thời, nộp phí, lệ phí (nếu có) và đăng ký hình thức nhận kết quả: chuyển phát về trụ sở hoặc nhận trực tiếp tại bộ phận một cửa.
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ bản gốc, kiểm tra hồ sơ và thông báo việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số dự kiến qua mail cho người nộp hồ sơ.
✍ Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu
Doanh nghiệp tự thiết kế, khắc dấu hoặc thuê đơn vị được cấp phép thực hiện nhưng phải đảm bảo chứa hai nội dung tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Con dấu doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Sau khi khắc dấu xong phải công bố mẫu dấu mới được sử dụng.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần
Theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:
✍ Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc (Tổng giám đốc).
✍ Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc).
Trong trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm những bài viết cùng chủ đề sau đây: 7 câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn
Khi có nhu cầu tìm thuê văn phòng trọn gói tại Tp.HCM, vui lòng liên hệ https://www.officesaigon.vn/thue-van-phong-tron-goi.html
Đánh giá