Tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà, trụ sở văn phòng theo chuẩn Bộ Xây Dựng
Cập nhật: 2024-12-03 15:16:35
Việc xây dựng một tòa nhà văn phòng, trụ sở cơ quan hiện đại đòi hỏi phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn thiết kế nghiêm ngặt, từ quy định về xây dựng bền vững đến các yêu cầu về chất lượng, an toàn, thẩm mỹ và công năng sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá 10 tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà văn phòng mới nhất.
10 Tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà văn phòng bạn cần biết
Tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà văn phòng bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng xây dựng, mức độ an toàn, độ thông gió, cách âm, thiết kế tầng hầm, thang thoát hiểm, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy và tiêu chuẩn thiết kế nội thất.
Tiêu chuẩn về tính bền vững
Quy định về xây dựng bền vững là tập hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn và luật pháp nhằm hướng tới việc xây dựng các công trình thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, đồng thời đảm bảo chất lượng sống tốt cho con người. Những quy định này ngày càng được các quốc gia trên thế giới chú trọng và đưa vào áp dụng để ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Nội dung chính của các quy định về xây dựng bền vững là:
- Ưu tiên sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, giảm thiểu sử dụng vật liệu độc hại.
- Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Tiết kiệm nước sinh hoạt, sử dụng nước mưa, xử lý nước thải.
- Đảm bảo không khí trong lành, giảm thiểu các chất gây ô nhiễm.
- Xử lý chất thải xây dựng một cách khoa học, giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường.
- Bảo tồn đa dạng sinh học, tạo không gian xanh trong công trình.
Các tiêu chuẩn xây dựng xanh bền vững phổ biến hiện nay là LEED, EDGE, LOTUS, USGBC,..
Tiêu chuẩn về chất lượng tòa nhà
Tòa nhà văn phòng cần được thiết kế với cấu trúc kiên cố, bền vững, có khả năng chịu tải trọng cao, đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả thiên tai. Khung nhà, sàn, mái, tường bao phải được thiết kế bằng vật liệu có cường độ cao, chịu lực tốt, đảm bảo độ bền vững lâu dài cho công trình.
Vật liệu xây dựng có phải chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường. Đặc biệt ưu tiên sử dụng các vật liệu có khả năng chống cháy, chống thấm, chống dột tốt.
Với thiết kế văn phòng nhiều tầng, tùy theo diện tích, số tầng mà sẽ có thêm các quy định của Bộ Xây Dựng về chất lượng khác nhau để đảm bảo được sự bền vững, an toàn để sử dụng.
Tiêu chí | Tiêu chuẩn chất lượng |
Độ cao trần | Tối thiểu 2.7m |
Mặt bằng | Không có vách cứng ngăn chia, lưới cột lớn hơn 6x6 m |
Diện tích sàn | >1.000 m2 |
Khả năng chịu tải | >400kg/m2 |
Sàn nâng | Bắt buộc |
Vật liệu bền vững | Bắt buộc |
Ngoài ra, tòa nhà cao tầng cũng cần phải có các không gian chức năng để phục vụ nhu cầu của người sử dụng và đảm bảo an toàn. Các không gian này bao gồm sảnh tiếp khách, phòng thường trực, khu vực bảo vệ, phòng chờ, phòng quản lý kỹ thuật, và các không gian giao thông như cầu thang, hành lang và thang máy. Ngoài ra, cần có không gian kỹ thuật để lưu trữ các thiết bị điện và nước cần thiết cho tòa nhà. Bố trí nội thất bên trong tòa nhà cần phải hợp lý, tạo điều kiện làm việc thoải mái và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Tiêu chuẩn về mức độ an toàn
An toàn là tiêu chuẩn thiết kế văn phòng và xây dựng ưu tiên hàng đầu khi xây dựng cao ốc, vì nó có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mọi người. Để đảm bảo an toàn, các cao ốc văn phòng cần tuân thủ các tiêu chuẩn sau:
- Thiết kế kín đáo: Văn phòng cần được thiết kế khép kín, giúp che chắn và đề phòng các tác động từ môi trường bên ngoài.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại, bao gồm hệ thống báo cháy, hệ thống phun nước chữa cháy, hệ thống thoát hiểm,...Hệ thống báo cháy, báo khói cần nhạy bén để phát hiện sớm nguy cơ cháy nổ, kịp thời báo động cho người.
- Lối thoát hiểm: Tòa nhà phải có hệ thống lối thoát hiểm đảm bảo trong trường hợp khẩn cấp hoặc hỏa hoạn. Lối thoát được bố trí ở vị trí hợp lý, chiều cao trên 1m9, chiều rộng trên 1m2 để di chuyển dễ dàng.
- Sàn bám dính: Mặt sàn cần đảm bảo độ bám dính tốt, tránh sử dụng các vật liệu lát nền gây trơn trượt, nguy hiểm cho việc di chuyển và đi lại.
- Lan can cao: Lan can phải được thiết kế với độ cao đủ để tránh nguy cơ té ngã.
- Hệ thống điện và nước thuận tiện: Đường điện và đường ống nước cần phải thiết kế để đảm bảo sự thuận tiện và vận hành tốt trong toàn bộ tòa nhà.
- Hệ thống an ninh: Hệ thống an ninh phải hoạt động tốt để đảm bảo an toàn khi hoạt động, bao gồm: camera giám sát, hệ thống kiểm soát ra vào, khóa cửa điện, hệ thống báo trộm.
- Hệ thống quạt và đường ống dẫn gió: Hệ thống quạt và đường ống dẫn gió phải đảm bảo sự lưu thông và thông thoáng bên trong tòa nhà.
Các tiêu chuẩn thiết kế văn phòng này là bắt buộc và cơ bản đối với mọi tòa nhà, đặc biệt là đối với các cao ốc cao tầng. Tùy thuộc vào phân khúc văn phòng sẽ có các tiêu chuẩn thiết kế nâng cao hơn. Bạn có thể tham khảo thêm "Tiêu tiêu chí xếp hạng văn phòng A-B-C" để biết theem chi tiết.
Tiêu chuẩn về ánh sáng
Với tiêu chuẩn ánh sáng, mức độ chiếu sáng được khuyến nghị như sau:
- Khu vực làm việc: 300 - 500 lux
- Khu vực họp hành, hội nghị: 200 - 300 lux
- Khu vực hành lang, cầu thang, phòng chờ, sảnh, hội nghị: 100 - 200 lux
- Khu vực vệ sinh: 100 lux
Đồng thời, sử dụng hệ thống chiếu sáng có chỉ số hoàn màu cao (CRI > 80), đảm bảo chất lượng ánh sáng tốt, không gây hại cho mắt.
Kết hợp với chiếu sáng nhân tạo là tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Diện tích cửa sổ cần phù hợp với diện tích sàn nhà, đảm bảo đủ ánh sáng cho các khu vực làm việc. Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên sẽ giúp tiết kiệm điện năng cho tòa nhà.
Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm tòa nhà
Với tiêu chuẩn thiết kế văn phòng thì hầm để xe cho tòa nhà cao tầng gồm các quy định sau:
- Chiều cao tầng hầm: Chiều cao tối thiểu của mỗi tầng hầm là 2,2 mét.
- Lối ra: Hầm cần có ít nhất 2 lối ra, với diện tích mỗi lối là 0,9×1,2 mét. Những lối ra này không nên thông qua hành lang và phải dẫn ra đường chính.
- Độ dốc: Độ dốc tối thiểu của lối xuống và lối ra so với chiều dài của hầm là 14%. Độ dốc thẳng và độ dốc cong không được vượt quá 17%.
- Nền và vách hầm: Nền và vách của hầm để xe cần được làm bằng bê tông dày ít nhất 20cm để đảm bảo độ bền và an toàn.
- Thang máy: Hầm cần có thang máy để kết nối với các tầng của tòa nhà.
Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình, tiêu chuẩn thiết kế văn phòng thang thoát hiểm cho các tòa nhà văn phòng có các quy định cụ thể sau:
- Số lượng cửa thoát hiểm: Trong tòa nhà cao tầng, cần phải có ít nhất 2 cửa thoát hiểm.
- Chiều rộng cửa thoát hiểm: Chiều rộng của cửa thoát hiểm không được nhỏ hơn 0,8m.
- Chiều rộng lối thoát hiểm: Chiều rộng của lối thoát hiểm không được nhỏ hơn 1m.
- Chiều rộng hành lang thoát hiểm: Chiều rộng của hành lang thoát hiểm không được nhỏ hơn 1,4m.
- Chiều rộng vế thang thoát hiểm: Chiều rộng của vế thang thoát hiểm không được nhỏ hơn 1,05m.
- Chiều cao cửa và lối thoát hiểm: Chiều cao của cửa và lối đi thoát hiểm không thấp hơn 2m.
- Số lượng vế thang: Không được có quá 3 vế thang thoát hiểm, và mỗi vế thang không lớn hơn 18 bậc.
Để đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn thiết kế trụ sở văn phòng làm việc, thang thoát hiểm cần tuân thủ các tiêu chí sau:
- Kết cấu chịu lực và chống lửa: Kết cấu của thang thoát hiểm phải đủ chắc chắn và có khả năng chống lửa ít nhất 60 phút.
- Cửa ngăn cháy: Cửa ngăn cháy trên thang thoát hiểm cần tự động đóng và phải được làm từ vật liệu không cháy, có khả năng chịu lửa ít nhất 45 phút.
- Buồng thang thoát hiểm: Buồng thang thoát hiểm cần được thiết kế với hệ thống thông gió, điều hòa hút khói, và không được bị tụ khói.
- Chiếu sáng sự cố: Thang thoát hiểm phải được trang bị đèn chiếu sáng sự cố.
- Thông thoáng: Thang thoát hiểm cần đảm bảo thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối lên mái trong tình huống khẩn cấp.
Ngoài các yếu tố trên, để đảm bảo an toàn cháy nổ, chủ đầu tư cần lắp đặt hệ thống nước phục vụ chữa cháy và thiết kế đường chữa cháy quanh tòa nhà để phục vụ xe chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
Các vụ hỏa hoạn và cháy nổ có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đời sống và an toàn của nhân viên. Chúng có thể lan sang khu vực lân cận và gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của con người.
Tùy thuộc vào loại tòa nhà và mục đích sử dụng, các biện pháp phòng cháy chữa cháy được thiết kế để đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản, hoặc có thể kết hợp cả hai. Việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy trong quá trình thiết kế tòa nhà là vô cùng quan trọng.
Tiêu chuẩn thiết kế nội thất văn phòng trong tòa nhà
Khi thiết kế nội thất trong tòa nhà, cần xem xét kỹ vùng làm việc của nhân viên. Có thể bố trí không gian mở để tạo thuận lợi trong việc giao tiếp và thảo luận, đồng thời cung cấp những không gian làm việc riêng tư với vách ngăn mở để đảm bảo sự riêng tư.
Đối với các vị trí làm việc cần sử dụng máy tính, cần xem xét kích thước bàn làm việc để đảm bảo tính thuận tiện và thoải mái.
Dưới đây là một số tiêu chuẩn diện tích phòng làm việc và kích thước nội thất phổ biến:
Ngoài ra, nội thất của không gian làm việc cũng có thể được trang trí bằng một số món đồ nhỏ để tạo thêm sự thoải mái và phong cách.
Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Bộ Xây Dựng, quý khách cần tham khảo thông tin liên quan đến các tiêu chuẩn và quy định TCVN về xây dựng và thiết kế toà nhà.
Tiêu chuẩn diện tích tối thiểu cho mỗi nhân viên
Theo Nghị định 152/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc, diện tích tối thiểu cho mỗi người làm việc là 3m2. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình công việc, nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp có thể thiết kế theo tiêu chuẩn diện trung bình từ 5 – 6 m2/người, hoặc tiêu chuẩn là 7 – 10m2/người.
Ngoài ra, để đảm bảo rằng có thể đáp ứng đúng tiêu chuẩn diện tích thiết kế văn phòng và nhu cầu, bạn cần xem xét và thảo luận cẩn thận với đơn vị thiết kế về những điểm sau đây:
- Bàn không đặt máy tính: Kích thước 1.52 * 0.76 * 0.75 (Dài x Rộng x Cao).
- Bàn đặt máy vi tính: Kích thước 1.82 * 0.91 * 0.75 (Dài x Rộng x Cao).
- Liệt kê đầy đủ các không gian cần thiết và dự tính nhu cầu sử dụng.
- Phân bổ một cách hợp lý giữa khu làm việc chung cho nhân viên và phòng làm việc riêng cho lãnh đạo và quản lý.
- Chú ý đến cách làm việc của nhân viên và yêu cầu về không gian làm việc, bao gồm việc xác định xem họ cần một không gian rộng lớn hay chỉ cần một không gian vừa phải.
- Xây dựng khu vực giải trí cho nhân viên nhằm giúp họ có thời gian thư giãn và tái tạo sức lao động.
- Cung cấp một không gian trống để nhân viên có thể dễ dàng di chuyển hoặc thay đổi vị trí làm việc theo nhu cầu của họ.
Tiêu chuẩn tiếng ồn và thông gió
Theo TCVN 5774-2:2001 về âm học - Tiêu chuẩn về tiếng ồn trong môi trường:
- Phần 1: Các đại lượng chung, mức độ tiếng ồn tối đa cho phép trong khu vực làm việc là 70 dB(A).
- Phần 2: Các tiêu chuẩn về tiếng ồn trong các công trình xây dựng dân dụng, lượng khí tươi tối thiểu cho khu vực làm việc là 30 m3/h/người.
Biện pháp kiểm soát tiếng ồn là sử dụng vật liệu cách âm cho tường, vách ngăn, trần nhà, sàn nhà; lắp đặt cửa chống ồn, sử dụng các thiết bị giảm ồn cho máy móc, thiết bị.
Và để đảm bảo khí tươi cho tòa nhà cần thiết kế hệ thống thông gió hiệu quả để đảm bảo cung cấp đủ khí tươi và loại bỏ khí thải ra khỏi tòa nhà. Đồng thời, vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống thông gió định kỳ.
Điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà văn phòng và chung cư
Đối tượng sử dụng tòa nhà văn phòng là nhân viên văn phòng, các tổ chức và doanh nghiệp, mục đích chính là làm việc, gặp gỡ khách hàng và đối tác. Đối tượng sử dụng chung cư là cư dân và hộ gia đình, mục đích chính là sinh hoạt cá nhân và gia đình.
Do đó cần có những hướng thiết kế phù hợp cho từng loại công trình:
- Tòa nhà văn phòng cần chú trọng thiết kế không gian làm việc rộng rãi, trang bị đầy đủ các tiện nghi cần thiết cho công việc. Kiến trúc thẩm mỹ và sang trọng để tạo ấn tượng cho khách hàng.
- Tòa nhà chung cư cần thiết kế các căn hộ có diện tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của cư dân. Môi trường sống đẹp, tiện nghi cho với kiến trúc hiện đại và tiện ích nội khu đa dạng.
Xu hướng thiết kế tòa nhà trong tương lai
Xu hướng thiết kế tòa nhà trong tương lai hướng tới công trình xanh bền vững, thông minh và đáp ứng nhu cầu đa dạng con người. Dưới đây là 3 số xu hướng nổi bật:
Tòa nhà thông minh
Tòa nhà thông minh (Smart Building) là toà nhà được trang bị công nghệ thông minh và trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hoá các hoạt động và quản lý toà nhà. Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh này có thể bao gồm hệ thống đèn, điều hòa không khí, cửa tự động, hệ thống an ninh, hệ thống giám sát và quản lý năng lượng tiết kiệm. Ví dụ: Hệ thống quản lý tòa nhà BMS.
Tòa nhà xanh
Tòa nhà xanh (Green Building) là công trình được thiết kế và xây dựng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tối ưu hóa hiệu suất sử dụng năng lượng.
Ví dụ: Top 9 tòa nhà văn phòng xanh tại TPHCM
- Tòa nhà Etown 6 – chứng chỉ LEED Platinum
- Tòa nhà Deutsches Haus Saigon – chứng chỉ LEED Platinum
- Tòa nhà Marina Central Tower – chứng chỉ LEED Gold
- Tòa nhà The Nexus – chứng chỉ LEED Gold
- Tòa nhà Friendship Tower – chứng chỉ LEED Gold
- Tòa nhà Techcombank Saigon Tower – chứng chỉ LEED Gold
- Tòa nhà VPBank Tower Saigon – chứng chỉ LEED Gold
- Tòa nhà UOA Tower – chứng chỉ BCA Green Mark
- Tòa nhà The Hallmark – chứng chỉ Green Mark Singarpore
Tòa nhà đa chức năng (Multi-Functional Building)
Tòa nhà đa chức năng (Multi-Functional Building) là công trình kết hợp nhiều chức năng khác nhau như văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, nhà ở, dịch vụ... trên cùng một địa điểm.
Ví dụ: Tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, tòa nhà Saigon Centre I, tòa nhà diamond plaza
Kết luận:
Với những tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà văn phòng khắt khe như trên, việc lựa chọn một không gian làm việc chuyên nghiệp, hiện đại và đảm bảo mọi yếu tố an toàn, tiện nghi là điều mà các doanh nghiệp luôn quan tâm.
Office Saigon, với vai trò là đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng chuyên nghiệp tại TPHCM, hiểu rõ tầm quan trọng của một không gian làm việc lý tưởng. Chúng tôi luôn cam kết mang đến cho khách hàng những văn phòng đạt chuẩn về chất lượng, thiết kế và tiện ích, giúp doanh nghiệp tập trung phát triển và đạt hiệu quả cao nhất.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực bất động sản văn phòng, Office Saigon tự hào là đối tác tin cậy của hàng ngàn tòa nhà văn phòng từ hạng A,B,C đến giá rẻ. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn
Quý Khách cần tìm hiểu thuê văn phòng?
Vui lòng để thông tin lại form bên dưới, nhân viên Office Saigon hỗ trợ ngay. Hoặc gọi vào số 0987110011 Chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí mọi thông tin.
Đánh giá