Làm sao để đối phó với sếp khó tính?
Cập nhật: 2024-10-09 10:55:48
Không có gì đáng sợ ở nơi làm việc hơn những ông sếp khó tính. Khổ nhất là phải nhìn biểu hiện cáu gắt, đòi hỏi của sếp đối với bản thân mà không thể làm được gì. Sau đây, Office Saigon sẽ gợi ý một số cách giúp bạn đối phó với sếp khó tính và cải thiện tình hình công việc.
1/ Xác định: Sếp xấu hay Sếp khó.
Mỗi nhân viên đều có những người sếp lãnh đạo trong công việc. Phần lớn các sếp đều có năng lực, tốt bụng và xứng đáng với sự tin tưởng của nhân viên. Tuy nhiên, vẫn có vài người sếp xấu và sếp khó khiến nhân viên cảm thấy áp lực.
Nếu đó là người sếp xấu, bạn hãy quan sát họ thật nhiều. Tìm hiểu nguyên nhân và hành vi của sếp để chắc chắn suy nghĩ của bạn đúng, hay bạn cũng đang quá khó khăn với cấp trên của mình. Nếu đó là người sếp khó, họ vẫn có thể là một cấp trên tốt. Có thể sếp của bạn cũng đang gặp một số áp lực, hoặc mọi chuyện xảy ra vượt quá khả năng của họ. Khi đó, hãy cố gắng tìm lý do tha thứ cho họ.
2/ Hiểu rõ sếp
Bước đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử với cấp trên là hiểu rõ cấp trên của mình. Bạn càng hiểu rõ những gì sếp bạn nghĩ, sếp bạn muốn và sếp bạn làm thì bạn càng đạt kết quả tốt công việc và tránh được áp lực từ họ. Bên cạnh đó, khi bạn biết được nguyên nhân sếp muốn bạn phải làm những việc đó, bạn có thể trao đổi và lắng nghe để gia tăng sự tương tác và kết nối của hai bên.
3/ Thích nghi với sếp
Nếu bạn cảm thấy sếp khó tính và khó khăn trong việc thích nghi với họ. Bạn hãy tìm hiểu bài viết phân loại tính cách bằng DISC và bí mật kiểm tra tính cách cấp trên của mình. Chúng sẽ giúp bạn nhận diện được phong cách làm việc của sếp và tìm ra cách giao tiếp hiệu quả với cấp trên. Khi đó, sự khó tính và áp lực từ sếp sẽ giảm bớt.
4/ Đặt ra ranh giới
Để đối phó với một người sếp khó tính, thường xuyên nổi giận, đòi hỏi, lấn lướt và không kiểm soát được cơn giận của họ thì bạn hãy mạnh mẽ nói “không” và từ chối những biểu hiện tiêu cực vượt quá giới hạn. Bạn cần có giới hạn riêng, đừng chịu đựng và thỏa hiệp để chấp nhận những yêu cầu quá đáng của cấp trên. Ranh giới sẽ giúp bạn được tôn trọng và không hạ thấp giá trị của mình.
5/ Đừng chống đối hay tỏ ra xem thường sếp
Bạn có thể bức xúc với sự khó chịu của sếp, nhưng bạn đừng thể hiện sự chống đối và xem thường họ. Việc công khai chống đối và thể hiện sự xem thường với cấp trên chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn. Bạn chỉ nên đưa ra ý kiến khách quan và đảm bảo mọi người đều nghe ý kiến của mình.
6/ Đừng để ảnh hưởng đến công việc
Dù hành vi của sếp bạn tệ đến mức nào, đừng để nó ảnh hưởng đến công việc của bạn. Đừng nghĩ đến việc trả thù bằng cách làm sai hoặc làm việc chậm hơn. Nó sẽ khiến bạn bị tụt lại, giảm chất lượng công việc, mất mối quan hệ với những lãnh đạo khác trong công ty, thậm chí bạn có thể mất việc.
7/ Bản lĩnh và tự tin
Chìa khóa để đối phó với một người sếp khó tính là sự bản lĩnh và tự tin. Dù cho một số cấp trên luôn muốn đàn áp và phê phán để làm suy yếu sự tự tin của nhân viên. Bạn hãy luôn động viên bản thân và cố gắng hoàn thành tốt công việc để cung cấp cho cấp trên thấy những bằng chứng về năng lực của bạn.
>> Bài viết được tổng hợp bởi Office Saigon - chuyên hỗ trợ văn phòng cho doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh. Nếu quý khách có nhu cầu văn phòng tại quận 1, văn phòng quận 2, văn phòng quận 3... Hãy liên hệ Hotline Office Saigon: 0987 110011 để được tư vấn miễn phí.
✍ Có thể bạn quan tâm những bài viết về chuyên mục chuyện nơi công sở sau đây:
• Bị đồng nghiệp cướp công, nên làm thế nào?
• Bạn đã biết cách nhận diện tính cách và ứng xử với cấp trên theo DISC?
• Làm sao lãnh đủ 100% BHXH và bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc?
CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn
Khi bạn có nhu cầu cần ký gửi văn phòng cho thuê, liên hệ tại https://www.officesaigon.vn/ky-gui.htm
Đánh giá