CEO và COO: Ai giữ vai trò quản lý cao nhất trong công ty?

Cập nhật: 2024-10-09 10:55:48

4.9/5 - 7 Bình chọn - 2506 xem

CEO, COO là gì? Những thuật ngữ này đang chỉ những quản lý cấp cao nào trong công ty? Ngoài họ ra, doanh nghiệp còn cần những quản lý nào khác? Muốn biết những điều đó, mời bạn cùng Office Saigon tìm hiểu trong bài viết sau:

 

Các cấp bậc trong một tổ chức doanh nghiệp

 

CEO là gì?

 

CEO là tên viết tắt của Chief Executive Officer, nghĩa Giám đốc điều hành. Đây là vị trí quản lý có quyền điều hành cao nhất trong một công ty, có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. CEO cũng là người chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh và chịu trách nhiệm báo cáo kết quả kinh doanh cho Hội đồng quản trị.

 

Trong các doanh nghiệp CEO chính là trung gian kết nối giữa Hội đồng quản trị và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ vừa đảm nhiệm vai trò của một người lãnh đạo doanh nghiệp vừa là người đại diện của doanh nghiệp trong các hoạt động truyền thông quảng bá.

 

CEO có quyền xử lý tất cả các vấn đề trong công ty và của các bộ phận, đồng thời họ cũng phải chịu trách nhiệm về tất cả các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với nhiệm vụ đưa ra các chiến lược kinh doanh và xây dựng các giải pháp thực thi chiến lược hiệu quả mà CEO sẽ đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, thậm chí là vươn ra thị trường quốc tế. Đông thời, trong cương vị người đứng đầu doanh nghiệp, CEO sẽ thay mặt doanh nghiệp trong các cuộc đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, phê duyệt các dự án, chính sách tài chính và giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Tuy nhiên, vai trò của CEO sẽ có những khác biệt nhất định phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm của mỗi công ty. Bởi vì, CEO không phải lúc nào cũng chịu sự quản lý của hội đồng quản trị. Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, CEO chỉ giải quyết các công việc mang tính chiến lược hay các quyết định liên quan đến vấn đề tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp. Còn tại các doanh nghiệp nhỏ, CEO có thể là chủ doanh nghiệp, họ cũng thường phải trực tiếp điều hành nhiều công việc hơn.

 

CEO là quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức doanh nghiệp
CEO là quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức doanh nghiệp và có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty.
 

 

COO là gì?

 

COO là tên viết tắt của Chief Operating Officer, nghĩa là Giám đốc vận hành. Trong doanh nghiệp, Giám đốc vận hành là người điều hành các công việc hàng ngày của doanh nghiệp và báo cáo công việc cho CEO.

 

Vị trí COO thường chỉ xuất hiện tại các công ty siêu lớn nhằm san sẻ bớt công việc cho CEO, các công ty nhỏ thường không cần tới vị trí này. Hiểu một cách đơn giản thì COO là chức vụ nhỏ hơn CEO. Nếu CEO được hiểu là “Tổng giám đốc” thì COO chính là “Phó tổng giám đốc”.

 

COO sẽ phụ trách việc vận hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp với nhiệm vụ thiết kế cấu trúc, thiết lập các chính sách, văn hóa và tầm nhìn cho doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng quản lý hiệu quả công việc của bộ phận trong quá trình thực hiện các chính sách, chiến lược của doanh nghiệp. Trong một số công ty, COO còn được CEO ủy quyền để thực hiện mọi công việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng các chính sách và đường hướng kinh doanh theo đúng pháp luật.

 

Ngoài ra, không phải công ty nào cũng có Giám đốc vận hành. Vì điều này tùy thuộc vào qui định của doanh nghiệp đó. Ví dụ như phần lớn công ty vừa và nhỏ, họ không cần COO, chỉ những công ty cực lớn mới cần COO để giảm tải công việc cho CEO.

 

COO là người điều hành các công việc hàng ngày của doanh nghiệp
COO là người điều hành các công việc hàng ngày của doanh nghiệp và báo cáo công việc cho CEO.

 

Từ những định nghĩa này, có thể nhận thấy CEO là người giữ vai trò quản lý cao nhất trong công ty và tùy mỗi doanh nghiệp sẽ có hoặc không có chức COO. Tuy nhiên, bên cạnh vị trí quản lý là Giám đốc điều hành(CEO) và Giám đốc vận hành(COO), một doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp lớn - muốn hoạt động tốt cần có thêm nhiều giám đốc quản lý cấp cao khác như: CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO. Vậy quyền hạn và vai trò của họ trong công ty thế nào?

 

Các cấp bậc quản lý trong một tổ chức doanh nghiệp:

 

CFO là gì?

 

CFO là tên viết tắt của Chief Financial Officer, nghĩa là Giám đốc tài chính. Vị trí giám đốc phụ trách quản lý tài chính doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.

 

4 vai trò chính của một CFO bao gồm:

 

Steward: Bảo vệ và giữ gìn tài sản của công ty bằng phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả và đảm bảo tính chính xác các loại sổ sách.

Operator: Đảm bảo hoạt động tài chính cơ bản hiệu quả.

Strategist: Có chiến lược phát triển đồng nhất hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của công ty theo từng giai đoạn.

Catalyst: Duy trì đảm bảo thấm nhuần tư tưởng về tư duy tài chính trong trong công ty khi thực hiện công việc cũng như trong việc đánh gia, chấp nhận rủi ro trong công ty.

 

CPO là gì?

 

CPO là tên viết tắt của Chief Product Officer, nghĩa là Giám đốc sản xuất. Đây là quản lý cấp cao trong công ty chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch. Nhiệm vụ của CPO là dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.

 

CPO là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn của doanh nghiệp.
CPO là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn của doanh nghiệp.

 

CCO là gì?

 

CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer, nghĩa là Giám đốc kinh doanh. Đây là một chức danh lớn và có vị trí quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO).

 

Nếu CEO đóng vai trò là người điều phối hoạt động của các phòng ban trong tổ chức, bao gồm từ khâu quản lý, quản trị chiến lược chung, quản lý sản xuất,… thì CCO lại là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà phát triển của công ty.

 

CHRO là gì?

 

CHRO là tên viết tắt của Chief Human Resources Officer, nghĩa là là Giám đốc nhân sự. Đây là cấp bậc quản lý trong tổ chức chịu trách nhiệm chung cho hoạt động lập ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, cụ thể hơn là tuyển dụng, tổ chức đào tạo nhân viên để họ có thể phát huy tối đa năng lực, tìm ra những kẽ hở nhân sự hoặc phát hiện những vấn đề đang tồn đọng và đưa ra hướng giải quyết, tạo sự phối hợp để nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp.

 

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có chức vụ CHRO. Thông thường tại các doanh nghiệp nhỏ, trưởng phòng hành chính nhân sự có thể là người đảm nhiệm những vai trò giống như một Giám đốc nhân sự.

 

>> Xem thêm: Hành chính nhân sự là gì? Công việc của nhân viên hành chính nhân sự là gì?

 

nhân viên hành chính nhân sự là gì?
Mô tả chi tiết về công việc của Hành Chính Nhân Sự.

 

CMO là gì?

 

CMO là tên viết tắt của Chief Marketing Officer. CMO là Giám đốc marketing – là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty. Thông thường, vị trí này sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho tổng giám đốc (CEO).

 

Vai trò và trách nhiệm của CMO liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng… CMO đóng vài trò cầu nối giữa bộ phận marketing với các bộ phận chức năng khác như sản xuất, công nghệ thông tin, tài chính… nhằm hoàn thành mục tiêu chung của công ty. Hơn thế nữa, CMO còn là một nhà tư vấn cho CEO trong việc định hướng và xây dựng chiến lược công ty.

 

Trên đây là thông tin về các cấp bậc quản lý trong một doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm văn phòng cho thuê giá rẻ tại quận 10, văn phòng co thuê dưới 14$ ở quận 3, văn phòng cho thuê 100m2 ở quận Bình Thạnh...Hãy liên hệ đến Office Saigon qua Hotline: 0987 110011 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 

Một số bài viết cùng chuyên mục:
>> Môi trường làm việc chuyên nghiệp là như thế nào?
>> 7 điều người thông minh không bao giờ làm ở công sở

 

NG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email:info@officesaigon.vn - Website: www.officesaigon.vn
Khi có nhu cầu tìm thuê văn phòng trọn gói tại Tp.HCM, vui lòng liên hệ https://www.officesaigon.vn/thue-van-phong-tron-goi.html

Share this
Tú Vi

Kinh nghiệm chuyên môn

- Cử nhân Văn học.

- Đạt chứng chỉ Chuyên viên Social Media Marketing của trường ĐH Hoa Sen.

- Đạt chứng chỉ khóa SEO BluePrint của GTV.

- Hoàn thành khóa học phong thủy của chuyên gia Phạm Cương.

- CTV báo Đại Đoàn Kết.

- Content Manager tại Office Saigon.

Câu nói truyền cảm hứng

"When you like your work every day is a holiday." -

Theo dõi

Facebook Linkedin