Các loại bảo hiểm tòa nhà mà chúng ta cần biết
I. Giới thiệu về bảo hiểm tòa nhà
1. Bảo hiểm tòa nhà là gì?
Bảo hiểm tòa nhà là một loại hình bảo hiểm tài sản được thiết kế để bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất của một tòa nhà văn phòng trước những rủi ro bất ngờ như hỏa hoạn, thiên tai, hay thiệt hại do con người gây ra. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp và chủ sở hữu tòa nhà, vì bảo hiểm không chỉ giúp bảo vệ tài sản cố định mà còn giảm thiểu các tổn thất tài chính đáng kể. Các chủ đầu tư tòa nhà văn phòng cho thuê sử dụng bảo hiểm tòa nhà có thể an tâm tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính mà không phải lo lắng về những rủi ro tài sản.
2. Vì sao bảo hiểm tòa nhà quan trọng?
Bảo hiểm tòa nhà văn phòng đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp và chủ tòa nhà bởi các lý do sau:
- Bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ các tài sản có giá trị lớn trong tòa nhà, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.
- Giảm thiểu rủi ro tài chính: Khi sự cố xảy ra, bảo hiểm giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất tài chính khổng lồ, đảm bảo rằng họ có đủ nguồn lực để phục hồi.
- Tuân thủ pháp luật: Một số loại bảo hiểm, như bảo hiểm cháy nổ, là bắt buộc theo quy định của pháp luật, giúp các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý.
II. Các loại bảo hiểm tòa nhà văn phòng phổ biến
1. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là là loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nhà nước tại Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là một loại bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại tài sản do cháy, nổ theo Theo thông tư số 220/2010/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Chủ đầu tư hoặc chủ tòa nhà có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tòa nhà văn phòng cho thuê thuộc quyền sở hữu của mình.
Đối tượng bảo hiểm: Toàn bộ tài sản của tòa nhà bao gồm kiến trúc xây dựng, công trình và các tài sản gắn liền với tòa nhà, công trình đó bị tổn thất do cháy nổ gây ra.
Phạm vi bảo hiểm: Phạm vi bảo hiểm bao gồm tất cả thiệt hại xảy ra do rủi ro cháy nổ đối với tòa nhà. Trừ các phát sinh trong điều 16 theo thông tư số 220/2010/TT – BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, như sau:
- Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.
- Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.
- Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
- Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
- Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
- Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.
- Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
- Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.
2. Bảo hiểm tài sản cố định
Bảo hiểm tài sản cố định bảo vệ các hệ thống và thiết bị quan trọng trong tòa nhà như hệ thống điều hòa, điện nước, và các thiết bị văn phòng khác. Khi những trang thiết bị này gặp sự cố do thiên tai hay các nguyên nhân khác, bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp sửa chữa hoặc thay thế, đảm bảo hoạt động của tòa nhà không bị gián đoạn quá lâu.
Phạm vi bảo hiểm sẽ dựa trên tiền và các tài sản trong tòa nhà văn phòng mà chủ sở hữu đăng ký mua bảo hiểm.
Bảo hiểm có thể bảo vệ bạn, doanh nghiệp trước nguy cơ thiệt hại và mất mát tài sản do các rủi ro bất kì nào không bị loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm. Hình thức bồi thường của bảo hiểm tài sản là sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại hoặc thanh toán số tiền bảo hiểm cho tổn thất về tiền và đồ vật có giá trị tương đương tiền.
3. Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
Bảo hiểm trách nhiệm công cộng là loại bảo hiểm sẽ bồi thường cho bên thứ ba những tổn thất, thiệt hại tài sản hoặc thương tật về người do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra. Nếu không có bảo hiểm, chi phí bồi thường cho người bị hại và chi phí pháp lý có thể khiến bạn mất rất nhiều tiền.
Trong trường hợp hoạt động kinh doanh của tòa nhà, bảo hiểm trách nhiệm công cộng là bảo hiểm cho khu vực cộng cộng và trang thiết bị chung như: thang máy, cầu thang và các cơ sở vật chất cộng cộng khác. Mặc dù bảo hiểm trách nhiệm công cộng không bắt buộc, nhưng chúng tôi khuyến khích các đơn vị quản lý tòa nhà nên mua để phòng chống các rủi ro có thể xảy ra.
Ví dụ: ban quản lý phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng nếu gặp sự cố thang máy, sự cố thiết bị trên cao (đèn, quạt…) rơi trúng đầu, trượt té do sàn không bằng phẳng, trơn trượt…
4. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Trong trường hợp các sự cố như hỏa hoạn hoặc thiên tai làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sẽ bồi thường cho những khoản thu nhập bị mất đi trong quá trình phục hồi. Điều này giúp doanh nghiệp ổn định tài chính trong thời gian khắc phục hậu quả.
5. Bảo hiểm trách nhiệm của người thuê
Bảo hiểm trách nhiệm của người thuê văn phòng là loại bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ đầu tư những tổn thất, thiệt hại tài sản mà người thuê gây ra trong quá trình thuê văn phòng.
Giả sử, trường hợp xảy ra một vụ trộm, hỏa hoạn hoặc sự cố do sơ suất của người đi thuê làm thiệt hại tài sản thuộc về chủ đầu tư, trách nhiệm thuộc về người thuê. Bảo hiểm trách nhiệm được người thuê mua có thể chi trả cho sự cố này.
III. Kinh nghiệm lựa chọn bảo hiểm tòa nhà phù hợp
Việc chọn bảo hiểm tòa nhà phù hợp là bước quan trọng để bảo vệ tài sản và giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp. Dưới đây là những yếu tố cần xem xét khi lựa chọn gói bảo hiểm tòa nhà:
- Đánh giá giá trị tài sản: Xác định tổng giá trị tài sản của tòa nhà, từ cấu trúc đến trang thiết bị.
- Xác định rủi ro tiềm ẩn: Phân tích các rủi ro như hỏa hoạn, thiên tai, và sự cố kỹ thuật.
- Tuân thủ yêu cầu pháp lý: Chọn bảo hiểm phù hợp với quy định pháp luật, đặc biệt là bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
- Chọn gói bảo hiểm linh hoạt: Lựa chọn gói có thể mở rộng và điều chỉnh khi cần.
- So sánh quyền lợi và chi phí: Cân nhắc kỹ về mức bồi thường, phạm vi bảo hiểm và chi phí hợp lý.
- Chọn nhà cung cấp uy tín: Lựa chọn nhà bảo hiểm có kinh nghiệm và đáng tin cậy để đảm bảo quá trình bồi thường thuận lợi.
Chọn bảo hiểm tòa nhà phù hợp không chỉ giúp bảo vệ tài sản của bạn trước các rủi ro mà còn tạo ra sự an tâm cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Kết luận:
Bài viết của Office Saigon đã cung cấp cho bạn 5 loại bảo hiểm tòa nhà văn phòng phổ biến. Tùy theo mục đích và nhu cầu doanh nghiệp có thể mua từng loại hoặc nhiều loại bảo hiểm cùng lúc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể mua các gói bảo hiểm trọn gói (bao gồm nhiều loại bảo hiểm trong cùng 1 hợp đồng) của những công ty bảo hiểm trên thị trường.
CÔNG TY TNHH OFFICE SAIGON – Cho thuê văn phòng chuyên nghiệp
Đ/c: Tầng 24, Pearl Plaza Tower, 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TpHCM.
Hotline: 0987 11 00 11 – 0938 339 086
Email: info@officesaigon.vn
Khi bạn có nhu cầu cần ký gửi văn phòng cho thuê, liên hệ tại https://www.officesaigon.vn/ky-gui.html
Bài viết liên quan
-
Thành lập công ty xuất nhập khẩu uy tín tại Công ty Luật ACC
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Vinaconex 9 quận Nam Từ Liêm
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Vinafor quận Hai Bà Trưng
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Tòa nhà Keangnam Tower quận Nam Từ Liêm
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Charmvit Tower quận Cầu Giấy
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Zodiac Building quận Cầu Giấy
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà VIT Tower quận Ba Đình
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Vineconex quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà VCCI Tower quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Tung Shing Square quận Hoàn Kiếm
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Thăng Long Ford quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Sun Red River quận Hoàn Kiếm
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Sông Hồng Parkview quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Sun City building quận Hoàn Kiếm
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà PV Oil Building quận Cầu Giấy
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà PVI Tower quận Cầu Giấy
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Plaschem quận Long Biên
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Prime Center quận Hai Bà Trưng
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Ocean Park quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Sky City Tower quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Pacific Place quận Hoàn Kiếm
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Mipec Building quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Horison Tower quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Icon4 Building quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà HITC Building quận Cầu Giấy
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Geleximco Building quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Gelex Tower quận Cầu Giấy
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Diamond Flower quận Thanh Xuân
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Deaha Business Center quận Ba Đình
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Corner Stone Building quận Hoàn Kiếm
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà CMC Tower quận Cầu Giấy
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà C'Land Building quận Đống Đa
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà CEO Tower quận Nam Từ Liêm
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà Capital Tower quận Hoàn Kiếm
-
Danh sách các công ty trong tòa nhà 319 Tower quận Cầu Giấy
-
Dự án Heritage West Lake - quận Hồ Tây, Hà Nội
-
Dự án Saigon One Tower hồi sinh sau nhiều năm đóng băng
-
Danh sách 30 tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay
-
Top 20 tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay
-
Hỏa hoạn tại văn phòng - Cần làm gì?